Posted by : Unknown 30/6/17


Hiện nay do công nghệ thay đổi, nên trong khi cài Windows từ thiết bị ngoài USB, các bạn hay gặp phải lỗi sau: “Setup was unable to create a new system partition or locate an existing system partition”
Về lý do vì sao bị lỗi tôi sẽ cập nhật tại bài viết này sau hoặc sẽ có một bài riêng nói về vấn đề này. Bây giờ tôi sẽ trình bày nhanh cách xử lý lỗi này. Cách sửa lỗi cũng đơn giản thôi, tóm gọn lại là các bạn cần copy tất các các file cài đặt từ USB flash drive sang HDD (hoặc SSD) trên máy của các bạn và cấu hình để HDD(hoặc SSD) có thể boot được, cuối cùng thì khỏi động lại hệ máy và cài đặt từ HDD.
Chi tiết các bước tiến hành như sau:
Chi tiết các bước tiến hành như sau:
  1. Boot windows installation từ USB drive
  2. Nhấn Shift+F10 (để vào giao diện command line của windows)
  3. Tại console gõ diskpart.exe và nhấn Enter. Đây là một công cụ quản lý Disk của Microsoft, các bạn có thể tham khảo chi tiết tại đây. Sau khi truy cập vào chức năng này, ta thực hiện các lệnh sau:
    1. list disk. Hiển thị hết các disk đang có trong máy của bạn, thường sẽ là 2 cái, 1 cái HDD (hoặc SSD) của máy và 1 cái USB
    2. select disk=0. Trường hợp của tôi là Disk 0. Đây là HDD (Hoặc SSD) mà bạn cần cài Windown lên đấy, hay cẩn thận xem xét cho kỹ, vì nó sẽ ảnh hưởng đển dữ liệu trên máy của bạn.
    3. list partition. Hiển thị tất cả các partition trên Disk 0 (disk bạn đã chọn). Nếu bạn đã có phân vùng để cài thì sang bước 5, nếu chưa thì thực hiện bước 4
    4. create partition primary size=xxx, ở đây xxx – là size của phân vùng mới vừa tạo
    5. select partition=1. Trường hợp của tôi là partition 1 (là partition thôi sẽ cài Windows lên đó)
    6. active
    7. format fs=ntfs quick
    8. assign letter = C. Như vậy tôi vừa tạo ra được một phân vùng C, nơi tôi dùng để cài đặt Windows
    9. exit, Bây giờ chúng ta đã có một phân vùng C có thể dùng để boot cài Windows
  4. wmic logicaldisk get caption,description,drivetype,providername,volumename. Dùng lệnh này để xem chi tiết tất cả các phân vùng trên máy của bạn. Điều này để xác định được đâu là phân vùng cài Windows vừa tạo ở trên, đâu là USB flash driver. Nếu không thì các bạn cũng có thể dùng lên cd [letter] vào từng phân vùng để kiểm tra cho chắc.
  5. Truy cập vào USB flash drive, trường hợp của tôi là: cd H:
  6. Copy tất cả files from USB drive to C: drive: xcopy H: C: /e /h /k
  7. Truy cập boot folder: cd boot
  8. Bây giờ cấu hình cho phân vùng C: drive trở thành phân vùng boot để cài Windows: bootsect /nt60 C:
  9. Rút USB drive ra khỏi máy tính và khởi động lại máy. Hiện thống sẽ tự boot và ổ C để cài đặt Windows
  10. Install Windows bình thường
  11. Sau khi cài Windows xong, thường máy của bạn sẽ có 2 menu boot, một cái là vào cài Windows, một cái là để vào Windows. Nếu bạn muốn remove cái menu Cài đặt Windows ở màn hình boot thì thực hiện như sau:
    1. Run cmd.exe as Administrator
    2. Xem danh sách menu boot: bcdedit
    3. Tìm keyword “Windows Setup” và copy identifier
    4. Chạy lệnh bcdedit /delete {identifier}
  12. Khỏi động lại máy tính
Nguồn: http://danghongtien.com

{ 0 nhận xét }

Welcome to Zhu's Blog

Bài viết ngẫu nhiên


\
[close]

Fanpage

Số người Online

Trang thông tin điện tử, tin tức xã hội, tin công nghệ, trao đổi kiến thức
Copyright © 2013 Design by Johanes DJ
Devenlopment by Zhu
Email: izukroyal@gmail.com